Ấn Độ đẩy mạnh sản xuất năng lượng mặt trời

 15:17 12/10/2018

 Lượt xem: 1247

 

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Ấn Độ đã đặt mục tiêu sản xuất 100 GW năng lượng mặt trời vào năm 2022, trong đó 40 GW được dự báo từ các hệ thống năng lượng mặt trời trên mái.


Ấn Độ đã đặt mục tiêu sản xuất 100 GW năng lượng mặt trời vào năm 2022. Ảnh: indiatimes.com

Cựu Cố vấn khoa học cấp cao tại Bộ Năng lượng mới và tái tạo Ấn Độ Bivek Bandyopadhyay ngày 12/10 cho biết Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) đã khởi động một chương trình tài trợ lớn vào năm 2016 để hỗ trợ việc phát triển năng lượng sạch. Phát biểu tại một buổi hội thảo, ông nói “Công nghệ điện mặt trời trên mái đang nhanh chóng nổi lên như một giải pháp cho việc sản xuất năng lượng tái tạo phi tập trung hóa trên toàn cầu do chi phí cho công nghệ ngày càng giảm”.

Theo ông Bandyopadhyay, việc sản xuất điện trên mái từ năng lượng mặt trời không chịu sự hạn chế của năng lực sản xuất trên mặt đất, cho phép năng lượng tái tạo thâm nhập sâu hơn vào hệ thống điện lực, làm giảm hơn nữa hoạt động phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và giảm bớt tình trạng biến đổi khí hậu.

Theo báo cáo của cơ quan kiểm toán Anh EY công bố hồi năm ngoái, Ấn Độ hiện đang là nước hấp dẫn thứ hai trên thế giới về đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, sau Trung Quốc. Sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ Ấn Độ, cũng như nền kinh tế ngày càng phát triển đã giúp nước này đạt được thành tích trên. Một điều tích cực nữa là trong những lần đấu thầu gần đây, các nhà phát triển pin năng lượng mặt trời">pin năng lượng mặt trời đã chào hàng cung cấp nguồn năng lượng này ở mức giá thấp hơn so với các nhà máy điện chạy than mới được xây dựng.

Nguồn: Báo Tin Tức

Tin liên quan
Sản phẩm
Giỏ hàng
0

Giỏ hàng: 0 mặt hàng

Tổng tiền:

Xem chi tiết

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay398
  • Tháng hiện tại33952
  • Tổng lượt truy cập2010302
Nhà Thông Minh Cần Thơ
CÔNG NGHỆ XANH SOLAR
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây