15:19 08/01/2019
Lượt xem: 1210
Sự chuyển dịch này đánh dấu sự tiến bộ khi nền kinh tế lớn nhất Châu Âu hướng tới năng lượng tái tạo để cung cấp 65% nguồn năng lượng của họ vào năm 2030, trong một quá trình chuyển đổi tốn kém khi nước này từ bỏ năng lượng hạt nhân vào năm 2022 và đang sắp đặt kế hoạch rời bỏ than trong dài hạn.
Nghiên cứu từ tổ chức khoa học ứng dụng Fraunhofer cho thấy sản lượng của các đơn vị sản xuất điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối và thủy điện tăng 4,3% trong năm ngoái, sản xuất 219 TWh. Tổng sản lượng điện quốc gia là 542 TWh từ cả nhiên liệu xanh và hóa thạch, trong đó điện từ đốt than chiếm 38%.
Tỷ trọng năng lượng xanh trong sản lượng điện của Đức tăng từ 38,2% trong năm 2017 và chỉ đạt 19,1% trong năm 2010. Bruno Burger, tác giả của nghiên cứu Fraunhofer cho biết họ có thể thiết lập trên 40% trong năm nay. Ông nói “chúng tôi sẽ không giảm dưới 40% trong năm 2019 vì lắp đặt thêm nhiều trạm năng lượng tái tạo và mô hình thời tiết sẽ không thay đổi đáng kể”.
Những người hoài nghi về năng lượng xanh cho biết sản lượng hiếm khi phản ánh mô hình thời tiết thuận lợi và không chứng minh sự đóng góp của lĩnh vực này để đảm bảo nguồn cung năng lượng.
Điện mặt trởi tăng 16% lên 45,7 TWh do mùa hè kéo dài, trong khi công suất đã lắp đặt tăng 3,2 GW lên 45,5 GW trong năm ngoái.
Ngành điện gió đã sản xuất 111 TWh từ công suất kết hợp trên đất liền và ngoài khơi, chiếm 20,4% tổng sản lượng điện của Đức.
Điện gió là nguồn năng lượng lớn nhất sau khi điện từ than trong nước chiếm 24,1%.
Các nhà máy điện chạy bằng than nhập khẩu đóng góp 75,7 TWh hay 13,9% trong tổng công suất điện.
Thủy điện chỉ chiếm 3,2% hay 17 TWh trong sản lượng điện, do mùa hè nóng bức khiến các con sông kho cạn và mưa ít. Sản lượng điện sinh khối đóng góp 8,3%.
Các nhà máy điện chạy bằng khí đốt chiếm 7,4% tổng sản lượng, điện hạt nhân chiếm 13,3%, phần còn lại là nhà máy điện đốt dầu và chất thải.
Đức là nhà xuất khẩu ròng điện 45,6 TWh trong năm 2018, chủ yếu sang Hà Lan, trong khi nhập khẩu khối lượng lớn từ Pháp.
Nguồn: VITIC/Reuters