Tại sao pin năng lượng mặt trời không đặt nằm phẳng ngang để nhận tia sáng mặt trời tốt hơn mà lại đặt hơi nghiêng nghiêng?

 02:56 14/09/2017

 Lượt xem: 2428

 

ại sao pin năng lượng mặt trời không đặt nằm phẳng ngang để nhận tia sáng mặt trời tốt hơn mà lại đặt hơi nghiêng nghiêng?

Quả đất ta không phải là một mặt phẳng mà là hình cầu quay xung quanh mặt trời. Chỉ vùng đường xích đạo thẳng góc với tia sáng mặt trời còn các vùng khác thì không. Ở vùng xích đạo góc tới của tia sáng mặt trời bằng 0, càng xê dịch đến cực địa cầu thì góc tới của tia sáng mặt trời càng lớn. Do vậy ở các nơi này pin mặt trời không đặt nằm phẳng ngang mà lại đặt hơi nghiêng để có góc tới bằng 0, pin mặt trời hấp thụ tối đa bức xạ mặt trời.
Nếu ở Bắc bán cầu, pin mặt trời đặt nghiêng về phía Nam 1 góc bằng vĩ độ
Nếu ở Nam bán cầu, pin mặt trời đặt nghiêng về phía Bắc 1 góc bằng vĩ độ
 

Mặt trời ở vị trí cao nhất vào buổi trưa, năng lượng bức xạ từ mặt trời là cao nhất và pin mặt trời có thể tạo ra nhiều năng lượng nhất. Vào buổi trưa, ở bán cầu bắc mặt trời nằm ở phía nam, vì vậy để pin mặt trời thu được nhiều năng lượng nhất chúng ta nên đặt tấm pin theo hướng nam với góc nghiêng hợp lý.

Góc nghiêng chính xác cho pin năng lượng mặt trời phụ thuộc rất nhiều yếu tố như bạn muốn thu được nhiều năng lượng nhất vào mùa hè thì bạn sẽ phải đặt pin nghiêng theo mặt trời vào các tháng mùa hè. Nếu chúng ta muốn cải thiện việc thu năng lượng vào mùa đông chúng ta phải đặt pin nghiêng phù hợp với các tháng mùa đông.

Nếu có điều kiện điều chỉnh hệ thống pin mặt trời trong suốt cả năm, chúng ta sẽ thu được năng lượng nhiều nhất trong suốt cả năm.

Bảng góc nghiêng của pin mặt trời tại một số vùng của Việt Nam

 

Khu vực Hà Nội

 

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Tháng 6

Tháng 7

Tháng 8

Tháng 9

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12

53o

61o

69o

77o

85o

92o

85o

77o

69o

61o

53o

46o


 

Mùa đông           Mùa Xuân/Thu              Mùa hè

             

Nghiêng 46o      Nghiêng 69o            Nghiêng 92o

 

Lưu ý:

- Vào ngày 21/12 mặt trời mọc 81o Đông-Nam và lên cao nhất là 81o Tây-Nam

- Vào ngày 21/3 và 21/9, mặt trời mọc 91o Đông-Nam và lên cao nhất là 91o Tây-Nam

 

- Vào ngày 21/6, mặt trời mọc 101o Đông-Nam và lên cao nhất là 101o Tây-Nam

 

Khu vực tp.Hồ Chí Minh

 

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Tháng 6

Tháng 7

Tháng 8

Tháng 9

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12

63o

71o

79o

87o

95o

102o

95o

87o

79o

71o

63o

56o


 

Mùa đông           Mùa Xuân/Thu              Mùa hè

                

Nghiêng 56o        Nghiêng 79o            Nghiêng 102o

 

Lưu ý:

- Vào ngày 21/12 mặt trời mọc 86o Đông-Nam và lên cao nhất là 86o Tây-Nam

- Vào ngày 21/3 và 21/9, mặt trời mọc 91o Đông-Nam và lên cao nhất là 91o Tây-Nam

 

- Vào ngày 21/6, mặt trời mọc 96o Đông-Nam và lên cao nhất là 96o Tây-Nam

 

Khu vực Buôn Mê Thuật

 

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Tháng 6

Tháng 7

Tháng 8

Tháng 9

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12

61o

69o

77o

85o

93o

100o

93o

85o

77o

69o

61o

54o


 

Mùa đông           Mùa Xuân/Thu              Mùa hè

                

Nghiêng 54o        Nghiêng 77o            Nghiêng 100o

 

Lưu ý:

- Vào ngày 21/12 mặt trời mọc 85o Đông-Nam và lên cao nhất là 85o Tây-Nam

- Vào ngày 21/3 và 21/9, mặt trời mọc 91o Đông-Nam và lên cao nhất là 91o Tây-Nam

 

 

- Vào ngày 21/6, mặt trời mọc 97o Đông-Nam và lên cao nhất là 97o Tây-Nam

Tin liên quan
Sản phẩm
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay1
  • Tháng hiện tại22672
  • Tổng lượt truy cập2332799
Nhà Thông Minh Cần Thơ
CÔNG NGHỆ XANH SOLAR
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây